Kết quả tìm kiếm cho "đường thốt nốt Palmania"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 52
Cây thốt nốt được thấy nhiều ở huyện Tri Tôn và TX. Tịnh Biên. Sự hiện diện của chúng không chỉ góp phần tạo nên khung cảnh nên thơ, yên bình ở vùng biên giới Tây Nam Tổ quốc, mà tất cả bộ phận của cây đều được người dân tận dụng phát triển kinh tế.
Là địa phương có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất tỉnh, huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) tập trung khai thác dư địa phát triển theo hướng khuyến khích nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khai thác giá trị tài nguyên bản địa, phát triển sản xuất xanh, bền vững.
Với tính lan tỏa cao, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ngày càng thu hút, hấp dẫn các chủ thể kinh tế tham gia. Từ sản phẩm bản địa, sản phẩm truyền thống ở làng quê, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), qua gắn nhãn OCOP, tất cả vươn xa hơn về thực tế địa lý và giá trị mang lại.
Sáng 19/4, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh An Giang tổ chức họp đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đối với 5 sản phẩm đề xuất tham gia đánh giá, phân hạng OCOP năm 2023 và có ý kiến đối với hồ sơ 2 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng lại sản phẩm OCOP 5 sao - cấp quốc gia (công nhận năm 2020).
Nếu như xây dựng nông thôn mới (NTM) góp phần rút ngắn khoảng cách thành thị - nông thôn thì Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giúp nâng giá trị đặc sản miền quê, khai thác hiệu quả tài nguyên bản địa. Khi sản phẩm OCOP khẳng định được uy tín, thương hiệu trên thị trường thì ở những vùng nông thôn, việc làm tại chỗ cũng được tạo ra nhiều hơn, đời sống người dân được nâng lên.
Năm 2023, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, song Sở Công Thương An Giang đã nỗ lực phấn đấu, thực hiện đạt nhiều kết quả tích cực, các chỉ tiêu phát triển ngành đều có sự tăng trưởng khá.
Việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh đã làm thay đổi tập quán sản xuất của người dân, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất - kinh doanh (SXKD) các sản phẩm truyền thống có lợi thế ở nông thôn. Đồng thời, góp phần nâng cao thu nhập; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển; xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Năm 2023, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, lạm phát cao, nhu cầu tiêu dùng suy giảm, chuỗi cung ứng hàng hóa chiến lược bị đứt gãy… Vượt qua bối cảnh khắc nghiệt, kinh tế của tỉnh vẫn đạt nhiều thành quả ấn tượng. Trong đó, có sự đóng góp tích cực của ngành công thương, khi các chỉ tiêu phát triển ngành tăng trưởng khá.
Tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia 2023, khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn (từ ngày 15 - 19/12/2023). An Giang có 2 sản phẩm, bộ sản phẩm đạt chứng nhận.
Tận dụng nguồn tài nguyên bản địa, những người con tâm huyết với quê hương An Giang nâng lên thành sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm). Tự hào hơn, sản phẩm từ đặc sản thốt nốt và xoài cát Hòa Lộc “ghi tên” tại Lễ tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023. Từ đó, tạo động lực lan tỏa hàng hóa từ vùng nông thôn An Giang ra cả nước.
Theo đánh giá của ngành công thương, thời gian qua, việc triển khai thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg, ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) trong tình hình mới, nhận thức của người sản xuất - kinh doanh (SXKD) được nâng lên.
Từ đầu năm, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp An Giang xây dựng kế hoạch tham gia 3 cuộc hội chợ triển lãm trong khu vực. Ưu tiên tham gia chuỗi sự kiện năm 2023 của Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) tổ chức hội nghị khuyến công, hội nghị ngành công thương và Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam. Đây là sự kiện hàng năm, gồm 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam tham dự.